Sức Khỏe

Tìm hiểu nguyên nhân bị đau khi trồng răng sứ và cách chăm sóc hiệu quả

Ngày nay, các phương pháp phục hình thẩm mỹ răng miệng như là bọc răng sứ đã vô cùng thịnh hành và phổ biến. Bởi vì phương pháp này sẽ đem lại sự thẩm mỹ cực kì cao với độ bền khá tốt nên rất được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, cũng không có ít trường hợp sau khi làm răng sứ đã phát sinh thêm những trường hợp không mong muốn như bị đau sau khi bọc răng sứ, v.v… Do đó, trong bài viết này, hãy cùng nha khoa ODA tìm hiểu thêm về những nguyên nhân khiến bạn bị đau khi trồng răng sứ và cách chăm sóc răng sứ hiệu quả và khoa học nhé.

 

Đâu là những nguyên nhân khiến bạn bị đau sau khi bọc răng sứ

1/ Không xử lí triệt để các bệnh lí về răng miệng

Thông thường, trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ thì các bạn đều phải trải qua quá trình thăm khám tổng quát và sẽ được tiến hành điều trị nếu răng bạn gặp phải các bệnh lí, có thể kể đến như: nha chu, sâu răng,… Đây là những bệnh lí phải được điều trị triệt để, tận gốc thì mới có thể tiếp tục thực hiện bọc răng sứ được. Nếu như các răng bị sâu không được điều trị sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào răng, gây viêm tủy. Khiến bạn dễ bị đau nhức răng sau khi trồng răng sứ.

2/ Chỉnh khớp răng không chính xác

Một trong những kĩ thuật vô cùng quan trọng trong việc trồng răng sứ thẩm mỹ đó chính là kĩ thuật mài cùi. nếu trong quá trình mài không được như ý muốn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình gắn cố định mão sứ. Khiến cho các khớp cắn không đều nhau khiên cho việc ăn uống khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm, cụ thể là xương thái dương hàm. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới các tình trạng như: xáo trộn khớp cắn và gây dau nhức vai, gáy, cổ… bệnh nhân có thể đau cả lúc bình thường không ăn nhai. Vì thế, chúng tôi luôn khuyên bạn nên lựa chọn các bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn là như thế đấy.

3/ Bị viêm tủy răng

Một trong những lí do tiếp theo khiến cho bạn bị đau nhức khi trồng răng sứ chính là việc điều trị viêm tủy răng không triệt để. Đặc biệt, nếu bạn muốn phục hình thẩm mỹ cho những chiếc răng chìa ra bên ngoài thì việc đầu tiên là phải lấy tủy răng một cách triệt để thì mới có thể ép những chiếc răng đó ngoan ngoãn vào trong được. Chính vì thế, việc khám sức khỏe tổng quát một cách bài bản và chuyên nghiệp là một điều vô cùng quan trọng.

Nếu như răng bị viêm tủy mà chưa kịp điều trị kỹ đã vội bọc răng sứ, sau khi bọc răng sứ bệnh lý bắt đầu tiến triển nặng khiến cho cùi răng đau. Đặc biệt, sau một thời gian chỗ tủy bị hoại tử kích thích dây thần làm cho những cơn đâu của bạn càng nên dữ dội hơn.

Tuy nhiên, không phải ai bọc răng sứ thì cũng phải điều trị tủy. Nếu như bạn bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ muốn che đi những vết ố vàng cứng đầu trên răng thì bạn chỉ cần mài đi 1 phần mỏng bên ngoài đủ để lắp mão vào thì sẽ không cần phải điều trị tủy răng bạn nhé. Chỉ với những trường hợp sau khi khám tổng quát và bác sĩ thấy răng bị viêm tủy thì mới cần phải điều trị mà thôi. Do vậy, việc khám răng tổng quát và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ thăm khám là vô cùng quan trọng đấy nhé.

Những cách chăm sóc răng sứ đúng cách và khoa học nhất

Để có một hàm răng tuyệt vời nhất, dù là bạn đã làm răng sứ đi chăng nữa thì việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày là điều vô cùng quan trọng. Theo như đánh giá của các chuyên gia cùng đội ngũ y bác sĩ thì việc vệ sinh răng miệng quyết định khá nhiều đến tuổi thọ của những chiếc răng sứ.

Chính vì thế, khi bọc răng sứ bạn nên chú ý chăm sóc răng cẩn thận hơn. Tốt nhất là nên đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Sử dụng các loại bàn chải có lông mềm để tránh tác động lên nướu răng. Nếu bạn chải răng 1 lần một ngày thì sẽ giảm 25% mắc các bệnh lí về răng miệng đấy nhé.

Nếu được bạn nên sử dụng thêm các loại chỉ nha khoa để nhẹ nhàng loại bỏ các mảng bám mắc trong kẽ răng mà không làm tổn thương đến phần sứ cũng như là nướu răng như là những chiếc tăm nhé. 

Bạn nên tập cho mình một thói quen khám răng định kì, mỗi 6 tháng/ lần để đảm bảo cho sức khỏe răng miệng. 

Một chế độ ăn uống cũng tác động ít nhiều đến sự bền chắc và sự tự nhiên của những chiếc răng sứ. Bạn nên tuyệt đối tránh ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường vì nó sẽ tạo nên cám mảng bám cứng đầu trên răng khiến răng bị xỉn màu đấy nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn. 

Thông tin Nha Khoa ODA
  • Hotline: 03 9494 6572 ( BS. Tùng )
  • Email: nhakhoaoda@gmail.com
  • Website: nhakhoaoda.com
  • Bảng Giá: trồng răng sứ

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button